Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

OLYMPIC 2016 - K10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH KIÊN GIANG
-------------
KỲ THI OLYMPIC LỚP 10
NĂM HỌC 2015-2016
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

MÔN: TIN HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/4/2016
TỔNG QUAN BÀI THI

Tên bài
File chương trình
File dữ liệu vào
File kết quả
Điểm
Bài 1
Tổng các chữ số
TONG.PAS
TONG.INP
TONG.OUT
5
Bài 2
Min-Max
MINMAX.PAS
MINMAX.INP
MINMAX.OUT
5
Bài 3
Tìm chuỗi
CHUOI.PAS
CHUOI.INP
CHUOI.OUT
5
Bài 4
Cặp số
CAPSO.PAS
CAPSO.INP
CAPSO.OUT
5

Thí sinh lập trình giải các bài toán sau, lưu bài thi vào thư mục có tên là số báo danh:

Bài 1: Tổng các chữ số.
Cho một số nguyên dương N (N ≤ 99999).
Yêu cầu: tính tổng các chữ số của N.
Dữ liệu vào: từ tập tin TONG.INP có một dòng duy nhất chứa số nguyên dương N.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin TONG.OUT có một số duy nhất là tổng các chữ số của N

Ví dụ:
TONG.INP
TONG.OUT
3572
17

Bài 2:  Min-Max.
Cho một mảng 2 chiều kích thước nxm, giá trị các phần tử của mảng là số nguyên dương m bất kỳ (n,m 100).
Yêu cầu: hãy tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mảng đã cho.
Dữ liệu vào: từ tập tin MINMAX.INP gồm có:                   
-         Dòng 1 là số nguyên dương n.
-         n dòng tiếp theo mỗi dòng gồm n số nguyên dương.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin MINMAX.OUT gồm có:
-         Dòng 1 ghi số có giá trị nhỏ nhất tìm được.
-         Dòng 2 ghi số có giá trị lớn nhất tìm được.

Ví dụ:
MINMAX.INP
MINMAX.OUT
3
2 4 5
3 2 7
4 7 8
2
8

Bài 3: Kiểm tra chuỗi.
Cho một tập tin văn bản có n dòng (3 ≤ n ≤ 30000), mỗi dòng là một chuỗi s có tối đa 255 ký tự, các ký tự s[i] Î [‘a’,…,’z’] với 1 ≤ i ≤ length(s). Trong đó chỉ có duy nhất một chuỗi s có số lần xuất hiện là một số lẻ, các chuỗi khác có số lần xuất hiện là một số chẵn.
Yêu cầu: hãy tìm chuỗi s (có số lần xuất hiện là một số lẻ) đó.
Dữ liệu vào: từ tập tin CHUOI.INP gồm có:
-         Dòng đầu là một số nguyên n.
-         n dòng tiếp theo mỗi dòng là một chuỗi ký tự.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin CHUOI.OUT chứa chuỗi ký tự tìm được.
Ví dụ:
CHUOI .INP
CHUOI .OUT
7
ha tien
phu quoc
rach gia
chau thanh
ha tien
chau thanh
phu quoc
rach gia

Bài 4: Cặp số.
Cho dãy số nguyên dương có N phần tử (a1,a2,…,an ) và một số nguyên dương X.
Yêu cầu: hỏi có bao nhiêu cặp số liền kề (tính từ trái qua phải) có tổng gần X nhất? Biết rằng có tất cả n-1 cặp số trong dãy số.
Dữ liệu vào: từ tập tin CAPSO.INP gồm có 2 dòng:
-         Dòng thứ nhất: số nguyên đầu tiên là n (1 ≤ n ≤ 1000) là số phần tử của dãy Avà số nguyên dương X (1 ≤ X ≤ 10000).
-         Dòng thứ hai gồm n số nguyên a1, a2,..., an (1 ≤ ai  100) là các phần tử của dãy A.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin CAPSO.OUT một số nguyên duy nhất là số cặp số liền kề có tổng gần X nhất.
Ví dụ:
CAPSO.INP
CAPSO.OUT
Giải thích thêm
4 3
1 2 2 1
2
Cặp 1 2
Cặp 2 1



CAPSO.INP
CAPSO.OUT

5 3
1 1 4 3 1
1
Cặp 1 1
Cặp 31

---Hết---
Ghi chú:
·        Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

·        Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

OLYMPIC 2016 - K11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH KIÊN GIANG
-------------
KỲ THI OLYMPIC LỚP 11
NĂM HỌC 2015-2016
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

MÔN: TIN HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/4/2016

TỔNG QUAN BÀI THI

Tên bài
File chương trình
File dữ liệu vào
File kết quả
Điểm
Bài 1
Giải nén
GIAINEN.PAS
GIAINEN.INP
GIAINEN.OUT
5
Bài 2
Chuyển đổi hệ đếm
HEDEM.PAS
HEDEM.INP
HEDEM.OUT
5
Bài 3
Bò sữa
BOSUA.PAS
BOSUA.INP
BOSUA.OUT
5
Bài 4
Hoán vị
HOANVI.PAS
HOANVI.INP
HOANVI.OUT
5

Thí sinh lập trình giải các bài toán sau, lưu bài thi vào thư mục có tên là số báo danh:

Bài 1: Giải nén.       
Để bảo mật dữ liệu và tiết kiệm dung lượng lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính. Người ta thường nén dữ liệu ban đầu (dữ liệu gốc) về một dạng khác (dữ liệu nén). Có rất nhiều phương pháp chuyển đổi từ dữ liệu gốc về dữ liệu nén, quá trình chuyển đổi đó gọi là nén dữ liệu, tương tự quá trình chuyển từ dữ liệu nén về dữ liệu gốc gọi là giải nén. Phương pháp nén và giải nén được mô tả như sau:
-         Nén:  ‘aaaabbb’ thành ‘4a3b’
-         Giải nén: ‘4a3b’ thành ‘aaaabbb’
Cho xâu ký tự B (dữ liệu nén) gồm các ký tự thuộc tập 'a'..'z', ‘0’..’9’. Biết rằng xâu đã giải nén A (dữ liệu gốc) có chiều dài 255.
Yêu cầu: hãy giải nén xâu B về xâu A theo phương pháp giải nén mô tả ở trên.
Dữ liệu vào: từ tập tin GIAINEN.INP gồm một xâu B (dữ liệu nén). 
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin GIAINEN.OUT là một xâu A (dữ liệu gốc).
Ví dụ:
GIAINEN.INP
GIAINEN.OUT
1a3c5b
acccbbbbb
Bài 2: Chuyển đổi hệ đếm.
            Tất cả các loại thông tin khi được đưa vào bộ nhớ máy tính gọi là dữ liệu. Đối với thông tin dạng số có thể được biểu diễn bởi một trong các hệ đếm (hệ thập phân, hệ nhị phân, hệ thập lục phân). Cho trước các dãy số nhị phân (độ lớn 1 byte).
Yêu cầu: chuyển đổi các số nhị phân đã cho sang hệ đếm thập lục phân tương ứng. Biết rằng phương pháp chuyển đổi theo quy tắc lần lượt chọn 4 bit từ phải sang trái trong dãy nhị phân và chuyển chúng sang hệ thập phân, nếu số thập phân tìm được lớn hơn hoặc bằng 10 thì ghi một trong các ký tự từ ‘A’..’F’ tương ứng.
Dữ liệu vào: từ tập tin HEDEM.INP gồm có:
-         Dòng đầu là số nguyên dương n (1 n 100), là số lượng các dãy số nhị phân.
-         n dòng tiếp theo, mỗi dòng là 1 dãy số nhị phân tương ứng.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin HEDEM.OUT gồm: n dòng, mỗi dòng biểu diễn một số trong hệ đếm thập lục phân tương ứng.
Ví dụ :
HEDEM.INP
HEDEM.OUT
3
11001101
00111010
01010111

CD
3A
57

           
Bài 3: Bò sữa.
Bác nông dân nuôi đàn bò gồm n con bò sữa (1 ≤ n ≤ 100). Bằng kinh nghiệm của mình bác tính toán được con bò thứ i có ai lít sữa (1 ≤ i ≤ n). Tuy nhiên đàn bò của bác có đặc tính là cứ mỗi lần vắt sữa một con, những con còn lại bị giảm sản lượng mỗi con 01 lít sữa (nếu vắt sữa con bò thứ nhất, n-1 con còn lại bị giảm sản lượng; sau đó vắt sữa con bò thứ hai thì n-2 con bò còn lại bị giảm sản lượng...)
Yêu cầu: hãy giúp bác nông dân tìm một phương án vắt sữa sao cho tổng lượng sữa thu được sau khi vắt sữa của đàn bò là lớn nhất.
Dữ liệu vào: từ tập tin BOSUA.INP gồm có:
-         Dòng thứ nhất là số nguyên dương n là số lượng con bò của đàn bò.
-         Dòng thứ hai gồm n số nguyên không âm a1, a2,..., an (0 ≤ ai  1000) là lượng sữa của các con bò tương ứng.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin BOSUA.OUT là một số nguyên dương duy nhất chỉ lượng sữa nhiều nhất mà bác nông dân có thể vắt được.
Ví dụ:
BOSUA.INP
BOSUA.OUT
4
2 1 4 3
6


Bài 4: Hoán vị.
Một hoán vị của {a1,a2,…,an} được gọi là hoán vị đầy đủ nếu ai ≠ i, với mọi i =1,2, …,n. Cho một số nguyên dương n.
Yêu cầu: tìm tất cả các hoán vị đầy đủ của tập  {a1,a2,…,an}.
Dữ liệu vào: từ tập tin HOANVI.INP gồm có 1 số nguyên dương n.
Dữ liệu ra: lưu vào tập tin HOANVI.OUT gồm các dòng là các hoán vị tìm được, dòng cuối cùng là số lượng các hoán vị.
            Ví dụ:
HOANVI .INP
HOANVI .OUT
3
2 3 1
3 1 2
So hoan vi=2






---Hết---
Ghi chú:
·        Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

·        Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Ôn tập khối 12 - HK2



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN TIN HỌC
Câu 01: Trong mô hình dữ liệu quan hệ, thông tin được lưu trữ như thế nào?
Câu 02: Có mấy loại mô hình dữ liệu?
Câu 03: Trong CSDL quan hệ, ta có thể thực hiện thao tác xóa hết các bảng được hay không?
Câu 04: Dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ, ta xây dựng nên điều gì?
Câu 05: Trong quan hệ HocSinh, thuộc tính Ngaysinh mang giá trị của ngày sinh và ngày vào đoàn. Thuộc tính NgaySinh mang tính chất nào?
Câu 06: Trong hệ CSDL quan hệ, thuật ngữ Bộ dùng để chỉ thông tin gì?
Câu 07: Trong CSDL quan hệ, khóa là gì?
Câu 08: Trong một quan hệ, một hàng thể hiện thông tin về một đối tượng nên không thể có hai hàng giống nhau. Vậy ta dùng gì để phân biệt 2 hàng trong một quan hệ?
Câu 09: Trong quan hệ NhanVien(ID, Hoten, Ngaysinh, SoDT) ta nên chọn thuộc tính nào làm khóa chính?
Câu 10: Quan hệ CongTy(MaCT, TenCT, MaST), nếu chắc chắn chỉ có MaCT là phân biệt thì quan hệ này có tối đa bao nhiêu khóa?
Câu 11: Hai quan hệ có thể có một khóa giống nhau hay không?
Câu 12: Một bảng có thể có mấy khóa?
Câu 13: Một bảng có mấy khóa chính?
Câu 14: Tại sao phải tạo ra nhiều bảng rồi tạo liên kết giữa các bảng?
Câu 15: Việc đầu tiên khi tạo ra một bảng là gì?
Câu 16: Trong cơ sở dữ liệu quan hệ ta có thể thay đổi khóa chính khi chọn sai hay không?
Câu 17: Sau khi tạo xong cấu trúc bảng ta có thể thực hiện truy vấn được hay chưa?
Câu 18: Việc thay đổi tên của một trường có làm thay đổi dữ liệu trong quan hệ đó hay không?
Câu 19: Công việc nào sau đây không phải là một mục đích của truy vấn dữ liệu?
Câu 20: Ta dùng đối tượng nào để trình bày thông tin theo mẫu và in ấn khi cần?
Câu 21: Dựa vào yếu tố nào người ta chia ra các loại kiến trúc của hệ CSDL?
Câu 22: Trong hệ CSDL tập trung, CSDL được lưu trữ như thế nào?
Câu 23: Trong hệ CSDL khách chủ, thao tác kiểm tra quyền truy cập được thực hiện trên máy nào?
Câu 24: Ưu điểm của hệ CSDL tập trung là gì?
Câu 25: Một nhóm bạn tạo lập hệ CSDL tra cứu thông tin địa lý và cài đặt tại máy ở tổ trưởng, các bạn khác thông qua mạng có thể lấy thông tin từ máy của tổ trưởng. Như vậy hệ CSDL này có phải là hệ CSDL trung tâm hay không?
Câu 26: Hệ CSDL nào sau đây không cần dùng đường truyền?
Câu 27: Điểm khác biệt cơ bản giữa Hệ CSDL tập trung và Hệ CSDL phân tán là gì?
Câu 28: Trong Hệ CSDL phân tán, biện pháp tổ chức nào có thể làm tăng hiệu quả hoạt động?
Câu 29: Nhược điểm của hệ CSDL phân tán là gì?
Câu 30: Hệ thống xem điểm của trường trên internet thuộc hệ CSDL nào?
Câu 31. Có hai loại kiến trúc hệ CSDL là gì?
Câu 32. Phát biểu sau nói về hệ CSDL nào? CSDL và hệ quản trị CSDL tập trung tại một máy, người dùng từ xa có thể truy cập thông qua phương tiện truyền thông và các thiết bị đầu cuối.
Câu 33. Cơ sở dữ liệu quan hệ là:
A. Hệ CSDL gồm nhiều bảng                      B. Phần mềm để tạo lập, cập nhật, khai thác CSDL quan hệ
C. CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ
D. Tập khái niệm mô tả cấu trúc, tính chất, ràng buộc trên CSDL
Câu 34. Khóa chính của bảng thường được chọn theo tiêu chí nào?
Câu 35. Quan sát lưới thiết kế sau và cho biết điều kiện lọc dữ liệu của mẫu hỏi:
A. Lọc ra những học sinh giỏi Toán và giỏi Văn                                             B. Lọc ra những học sinh giỏi tất cả các môn
C. Lọc ra những học sinh giỏi Toán hoặc giỏi Văn D. Lọc ra những học sinh không giỏi Toán hoặc không giỏi Văn
Câu 36. Để mở cửa sổ liên kết bảng, ta nhấn công cụ gì?
          A.                                             B.                                         C.                                        D.
Câu 37. Để nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo vệ, ta phải:
          A. bảo vệ bằng biên bản hệ thống. B. thường xuyên thay đổi tham số bảo vệ.
          C. ngăn chặn virus cho hệ thống.   D. nhận dạng người dùng bằng mật khẩu
Câu 38. Chức năng của biểu mẫu là
          A. Tạo báo cáo thống kê số liệu              B. Hiển thị và cập nhật dữ liệu
          C. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh         D. Tạo truy vấn lọc dữ liệu
Câu 39. Ai là người đưa ra các giải pháp về phần cứng và phần mềm để bảo mật thông tin, bảo vệ hệ thống?
Câu 40. Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc:
          A. xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL
          B. thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu.
          C. liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện
          D. định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện
Câu 42. Khi làm việc với biểu mẫu, nút lệnh này   chuyển vào chế độ nào?
Câu 43. Để xem kết quả của mẫu hỏi ta nhấn công cụ gì?
          A.                                              B.                                         C.                                        D.
Câu 44. Trong một CSDL quan hệ có thể có:
          A. thuộc tính đa trị hay phức hợp    B. hai bộ giống khóa chính
          C. các thuộc tính cùng tên ở nhiều quan hệ khác nhau                       D. hai quan hệ cùng tên
Câu 45. Khi tạo báo cáo, để làm xuất hiện thanh công cụ Toolbox, ta nhấn vào biểu tượng
          A.                                             B.                                          C.                                         D.
Câu 46. Chức năng của mẫu hỏi là:
          A. tổng hợp thông tin từ nhiều bảng                                                   B. sắp xếp, lọc các bản ghi
          C. thực hiện tính toán đơn giản       D. Tất cả các chức năng trên
Câu 47. Mục đích của việc liên kết bảng là
          A. cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng                                       B. đảm bảo sự nhất quán của dữ liệu
          C. tránh dư thừa dữ liệu                                                                      D. cho phép thực hiện các tính toán
Câu 48. Chức năng của đối tượng báo cáo là
A. so sánh dữ liệu                                                                                          B. tổng hợp dữ liệu
C. trình bày nội dung văn bản theo mẫu   D. tất cả các phương án trên
Câu 49. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật, khai thác CSDL quan hệ được gọi là:
A. hệ quản trị CSDL                                   B. CSDL quan hệ                         C. hệ CSDL quan hệ                D. hệ quản trị CSDL quan hệ
Câu 50. Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ là :
          A. tạo bảng, chọn khóa chính, lưu cấu trúc                                        B. thêm, xóa, chỉnh sửa bản ghi
          C. truy vấn, sắp xếp, kết xuất báo cáo                                              D. tạo liên kết giữa các bảng
Câu 51. Phát biểu nào sau đây SAI khi tạo báo cáo?
A. Có thể sắp xếp dữ liệu trong báo cáo  B. Có thể thay đổi nhãn của trường
C. Không thể tạo biểu thức tính toán trong báo cáo
D. Không được phép di chuyển trường trong chế độ trang dữ liệu của báo cáo.
Câu 52. Trong các ưu điểm sau, ưu điểm nào không phải của hệ CSDL phân tán?
A. Thích hợp cho nhiều người dùng          
B. Dữ liệu chia sẻ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương
C. Dữ liệu có tính tin cậy cao                                                                         D. Thiết kế CSDL đơn giản, chi phí thấp           
Câu 53. Chương trình kiểm tra trắc nghiệm trên máy thường xuyên nhắc nhở học sinh cập nhật các thông tin về họ tên, SBD, lớp trước khi kiểm tra nhằm mục đích:
A. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc thay đổi ngoài ý muốn            B. không tiết lộ nội dung dữ liệu và chương trình xử lí
C. ngăn chặn các truy cập không được phép                                                   D. hạn chế sai sót của người dùng
Câu 54. Khi khai thác CSDL quan hệ ta có thể:
A. tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết     B. đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường
C. thêm, sửa, xóa bản ghi                                             D. sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo
Câu 55. Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào?
Câu 56. Hai trường dùng để liên kết hai bảng bắt buộc phải
A. có cùng tên                 B. có dùng kiểu dữ liệu                                C. đều là khóa chính                    D. Phải có cả 3 yếu tố trên
Câu 57. Cho các thao tác sau : B1: Tạo bảng, B2: Đặt tên và lưu cấu trúc, B3: Chọn khóa chính cho bảng, B4: Tạo liên kết. Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau:
          A. B1-B3-B4-B2                                B. B2-B1-B2-B4                            C. B1-B3-B2-B4                            D. B1-B2-B3-B4