XÂU
KÝ TỰ (STRING)
I. KHAI
BÁO KIỂU STRING
TYPE TênKiểu
= STRING[Max];
VAR Tên
biến : TênKiểu;
hoặc khai báo
biến trực tiếp:
VAR Tên
biến : STRING[Max];
Trong đó Max là
số ký tự tối đa có thể chứa trong chuỗi (Max Î [0,255]). Nếu không
có khai báo [Max] thì số ký tự mặ mặc định trong chuỗi là 255.
Ví dụ:
Type Hoten = String[30];
St80
= String[80];
Var Name
: Hoten;
Line
: St80;
St
: String; {St có tối đa là 255 ký tự}
II. TRUY
XUẤT DỮ LIỆU KIỂU STRING
- Có thể sử dụng các thủ tục xuất
nhập Write, Writeln, Readln để truy xuất các biến kiểu String.
- Để truy xuất đến ký tự thứ k của
xâu ký tự, ta sử dụng cú pháp sau: Tênbiến[k].
III. CÁC
PHÉP TOÁN TRÊN XÂU KÝ TỰ
3.1. Phép nối
xâu: +
3.2. Các phép
toán quan hệ: =, <>, <, <=, >, >=.
Chú ý:
Các phép toán quan hệ được so sánh theo thứ tự từ điển.
IV. CÁC
THỦ TỤC VÀ HÀM VẾ XÂU KÝ TỰ
4.1. Hàm lấy
chiều dài của xây ký tự
LENGTH(St :
String):Integer;
4.2. Hàm COPY (St : String; Pos, Num: Byte): String;
Lấy ra một xâu
con từ trong xâu St có độ dài Num ký tự bắt đầu từ vị trí Pos .
4.3. Hàm POS(SubSt,
St :String):Byte;
Kiểm tra xâu con
SubSt có nằm trong xâu St hay không? Nếu xâu SubSt nằm trong xâu St thì hàm trả
về vị trí đầu tiên của xâu con SubSt trong xâu St, ngược lại hàm trả về giá trị
0.
4.4. Thủ tục
DELETE(Var St :String;
Pos, Num: Byte);
Xoá trong xâu St
Num ký tự bắt đầu từ vị trí Pos.
4.5. Thủ tục INSERT(SubSt: String; Var St : String;
Pos: Byte);
Chèn xâu SubSt
vào xâu St bắt đầu tại vị trí Pos.
4.6. Thủ tục
STR(Num; Var St :String);
Đổi số nguyên
hay thực Num thành dạng xâu ký tự, kết quả lưu vào biến St.
4.7. Thủ tục
VAL(St:String; Var Num; Var Code:Integer);
Đổi xâu số St
thành số và gán kết quả lưu vào biến Num. Nếu việc chuyển đổi thành công thì
biến Code có giá trị là 0, ngược lại biến Code có giá trị khác 0 (vị trí của
lỗi).
BÀI TẬP MẪU
Bài tập 6.1:
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Đổi xâu ký tự đó sang chữ
in hoa rồi in kết quả ra màn hình.
Ví dụ :Xâu abcdAbcD sẽ cho ra xâu
ABCDABCD.
Uses Crt;
i:Byte;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
For
i:=1 to length(St) do St[i]:=Upcase(St[i]);
Write(‘Xau
ket qua: ‘, St);
Readln;
End.
Bài tập 6.2:
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Đổi xâu ký tự đó sang chữ
thường rồi in kết quả ra màn hình.
Ví dụ :Xâu abCdAbcD sẽ cho ra xâu
abcdabcd.
Uses Crt;
i:Byte;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
For
i:=1 to length(St) do
If
St[i] IN [‘A’..’Z’] Then St[i]:=CHR(ORD(St[i])+32);
Write(‘Xau
ket qua: ‘, St);
Readln;
End.
Bài tập 6.3:
Viết chương trình đếm số ký tự chữ số trong một xâu ký tự được nhập vào từ bàn
phím.
Uses Crt;
i,d:Byte;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
For
i:=1 to length(St) do
If
St[i] IN [‘0’..’9’] Then d:=d+1;
Write(‘So
ky tu chu so trong xau: ‘, d);
Readln;
End.
Bài tập 6.4:
Viết chương trình nhập một xâu từ bàn phím. In ra xâu đó sau khi xóa hết các ký
tự trắng thừa trong xâu. (Ký tự trắng thừa là các ký tự trắng đầu xâu, cuối xâu
và nếu ở giữa xâu có 2 ký tự trắng liên tiếp nhau thì có 1 ký tự trắng thừa).
Uses Crt;
Procedure XoaTrangThua(Var St :String);
Begin
{Xóa
các ký tự trắng ở đầu xâu}
While
St[1]=#32 Do Delete(St,1,1);
{Xóa
các ký tự trắng ở cuối xâu}
While
St[Length(St)]=#32 Do Delete(St,Length(St),1);
{Xóa
các ký tự trắng ở giữa xâu}
While
POS(#32#32,St)<>0 Do Delete(St,POS(#32#32,St),1);
End;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
XoaTrangThua(St);
Write(‘Xau
sau khi xoa cac ky tu trang thua: ‘, St);
Readln;
End.
Bài tập 6.5: Viết chương trình liệt kê các
từ của một xâu ký tự được nhập vào từ bàn phím, mỗi từ phải được viết trên một
dòng.
Uses Crt;
Procedure XoaTrangThua(Var St :String);
Begin
{Xóa
các ký tự trắng ở đầu xâu}
While
St[1]=#32 Do Delete(St,1,1);
{Xóa
các ký tự trắng ở cuối xâu}
While
St[Length(St)]=#32 Do Delete(St,Length(St),1);
{Xóa
các ký tự trắng ở giữa xâu}
While
POS(#32#32,St)<>0 Do Delete(St,POS(#32#32,St),1);
End;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
XoaTrangThua(St);
St:=St+#32;
Writeln(‘Liet
ke cac tu trong xau: ‘);
While
POS(#32,St)<>0 Do
Begin
Writeln(Copy(St,1,POS(#32,St)));
Delete(St,1,POS(#32,St));
End;
Readln;
End.
Bài tập 6.6:
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Tìm xâu đảo ngược của xâu
đó rồi in kết quả ra màn hình theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui.
Ý tưởng:
- Nếu xâu St có 1 ký tự thì xâu đảo
= St.
- Ngược lại: Xâu đảo = Ký tự cuối +
Đệ qui(Phần còn lại của xâu St).
Uses Crt;
{Giải thuật không đệ qui}
Function XauDao(St:String):String;
Var S:String;
i:Byte;
Begin
S:=’’;
For
i:=Length(St) DowTo 1 Do S:=S+St[i];
XauDao:=S;
End;
{Giải thuật đệ qui}
Function DeQui(St:String):String;
Begin
If
Length(St)<=1 Then DeQui:=St
Else
DeQui:=St[Length(St)] + DeQui(Copy(St,1,Length(St)-1));
End;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
Write(‘Xau
dao nguoc: ‘, XauDao(St));
Readln;
End.
Bài tập 6.7:
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Thông báo lên màn hình
các chữ cái có trong xâu và số lượng của chúng ( Không phân biệt chữ hoa hay
chữ thường).
Ý tưởng:
-
Dùng một mảng dem với chỉ số là các chữ cái để lưu trữ số lượng của các chữ cái
trong xâu.
-
Duyệt qua tất cả các ký tự của xâu St: Nếu ký tự đó là chữ cái thì tăng ô biến
mảng dem[St[i]] lên 1 đơn vị.
Uses Crt;
dem:
Array[‘A’..’Z’] Of Byte;
i:Byte;
ch:Char;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
{Khởi
tạo mảng}
For
ch:=’A’ To ‘Z’ Do dem[ch]:=0;
{Duyệt
xâu}
For
i:=1 To Length(St) Do
If
Upcase(St[i]) IN [‘A’..’Z’] Then Inc(dem[Upcase(St[i])]);
{Liệt
kê các ký tự ra màn hình}
For
ch:=’A’ To ‘Z’ Do
If
dem[ch]>0 Then Writeln(ch,’ : ’,dem[ch]);
Readln;
End.
Bài tập 6.8:
Viết chương trình xóa các ký tự chữ số trong một xâu ký tự được nhập vào từ bàn
phím.
Uses Crt;
{Hàm POSNUM kiểm tra xem trong xâu St
có ký tự chữ số hay không? Nếu có, hàm trả về vị trí đầu tiên của ký tự chữ số,
ngược lại hàm trả về giá trị 0}
Function POSNUM(St:String):Byte;
Var OK:Boolean;
i:Byte;
Begin
OK:=False;
i:=1;
While
(i<=Length(St)) AND (Not OK) Do
If
St[i] IN [‘0’..’9’] Then OK:=True
Else
i:=i+1;
If
OK Then POSNUM:=i Else POSNUM:=0;
End;
Begin
Write(‘Nhap
xau St: ‘); Readln(St);
While
POSNUM(St)<>0 Do Delete(St,POSNUM(St),1);
Write(‘Xau
sau khi xoa: ‘,St);
Readln;
End.
Bài tập 6.9:
Viết chương trình để mã hoá và giải mã một xâu ký tự bằng cách đảo ngược các
bit của từng ký tự trong xâu.
Uses crt;
Var
st:string;
{Hàm đảo
bit ký tự c}
Function
DaoBit(c:char):char;
Var
n,i,s,bitcuoi,Mask:byte;
Begin
{Đổi ký tự sang số}
n:=ORD(c);
{s: kết quả đảo bit, Mask: mặt nạ dùng để bật
bit thứ i}
s:=0;
Mask:=128;
For i:=1 To 8 Do {duyệt qua 8 bit của n}
Begin
{Lấy bit cuối cùng của n: bit cực phải}
bitcuoi:=n AND 1;
n:=n shr 1; {loại bỏ bit cuối cùng: n:=n
DIV 2}
{Bật bit thứ i lên: từ trái sang phải}
if bitcuoi=1 then s:=s OR Mask;
Mask:=Mask shr 1; { Mask:= Mask DIV 2}
End;
DaoBit:=CHR(s);
End;
Function
MaHoa(st:string):string;
Var
i:Byte;
Begin
{Đảo bit từng ký tự trong xâu st}
For i:=1 To Length(st) Do
st[i]:=DaoBit(st[i]);
Mahoa:=st;
End;
Begin
Write('Nhap xau: '); Readln(st);
st:=MaHoa(st);
Writeln('Xau sau khi ma hoa: ',st);
Readln;
st:=MaHoa(st);
Writeln('Xau sau khi giai ma: ',st);
Readln;
End.
Bài tập 6.10:
Viết chương trình thực hiện phép cộng 2 số tự nhiên lớn (không quá 255 chữ số).
Uses crt;
Var
so1,so2,kqua:string;
Procedure
LamDayXau(Var st1,st2:string);
{Them so
0 vao truoc xau ngan}
var
i:Byte;
Begin
If Length(st1)>Length(st2) Then
For i:=1 To Length(st1)-Length(st2) Do
st2:='0'+st2
Else
For i:=1 To Length(st2)-Length(st1) Do
st1:='0'+st1;
End;
Function
Cong(st1,st2:string):string;
Var
i,a,b,c,sodu:Byte;
code:integer;
st,ch:string;
Begin
st:=''; sodu:=0;
LamDayXau(st1,st2);
{Lấy từng số của 2 xâu: từ phải sang trái}
For i:=Length(st1) DownTo 1 Do
Begin
{Đổi ký tự sang số nguyên}
Val(st1[i],a,code);
Val(st2[i],b,code);
{Tính tổng của 2 số a,b vừa lấy ra cho vào biến
c}
c:=(a+b+sodu) MOD 10;
{Lấy phần dư của tổng a+b}
sodu:=(a+b+sodu) DIV 10;
{Đổi số nguyên c sang xâu ký tự ch}
str(c,ch);
{Cộng xâu ch vào bên trái xâu kết quả st}
st:=ch+st;
End;
{Xử lý trường hợp số dư cuối cùng
>0}
If sodu>0 Then
Begin
str(sodu,ch);
st:=ch+st;
End;
Cong:=st;
End;
Begin
Write('Nhap so thu nhat: '); Readln(so1);
Write('Nhap so thu hai: '); Readln(so2);
kqua:=Cong(so1,so2);
Writeln('Tong= ',kqua);
Readln;
End.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài tập 6.11:
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự
từ bàn phím. Tìm và in ra màn hình một từ có độ dài lớn nhất trong xâu.
Gợi ý:
Tách từng từ để so sánh (xem bài tập
5).
Bài tập 6.12:
Viết chương trình nhập một xâu ký tự St từ bàn phím và một ký tự ch. In ra màn
hình xâu St sau khi xóa hết các ký tự ch trong xâu đó.
Gợi ý:
While POS(ch,st)<>0 Do
Delete(st,POS(ch,st),1);
Bài tập 6.13:
Viết chương trình nhập một xâu vào từ bàn phím và thông báo lên màn hình xâu đó
có phải đối xứng không theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui. (Ví dụ: abba, abcba
là các xâu đối xứng).
Gợi ý:
- Nếu xâu Length(st)<=1 thì st là
xâu đối xứng
- Ngược lại:
+ Nếu
st[1]<>st[Length(st)] thì st không đối xứng
+ Ngược lại: Gọi đệ qui
với xâu st sau khi bỏ đi ký tự đầu và ký tự cuối.
Bài tập 6.14:
Viết chương trình đảo ngược thứ tự các từ trong một xâu được nhập vào từ bàn
phím.
Ví dụ: Xâu Nguyen Van An
sẽ thành An Van Nguyen.
Gợi ý:
Tách từng từ nối vào đầu xâu mới
(xem bài tập 5).
Bài tập 6.15: Viết chương trình nhập
vào 2 xâu ký tự s1 và s2. Kiểm tra xem xâu s2 xuất hiện bao nhiêu lần trong xâu
s1. (Lưu ý: length(s2)<= length(s1)).
Gợi ý:
Dùng hàm POS để kiểm tra và thủ tục
DELET E để xóa bớt sau mỗi lần kiểm
tra.
Bài tập 6.16:
Viết chương trình nhập vào một dòng văn bản, hiệu chỉnh văn bản theo những yêu
cầu sau đây và in văn bản sau khi hiệu chỉnh ra màn hình:
a. Xóa tất cả các ký tự trắng thừa.
b. Trước các dấu câu không có các ký
tự trắng, sau các dấu câu có một ký tự trắng.
c. Đầu câu in hoa.
Bài tập 6.17:
Viết chương trình thực hiện phép nhân 2 số nguyên lớn.
Gợi ý:
- Viết hàm để nhân một số lớn với số
có 1 chữ số.
- Áp dụng hàm tính tổng 2 số lớn
(xem bài tập 10).
Bài tập 6.18:
Viết chương trình để nén và giải nén một xâu ký tự .
Ví dụ: Xâu
‘AAAABBBCDDDDDDDEEF’ sau khi nén sẽ trở thành ‘4A3BC7D2EF’.
Bài tập 6.19: Viết
chương trình nhập vào họ tên đầy đủ của các học viên một lớp học (không quá 50
người). Hãy sắp xếp lại họ tên của các học viên đó theo thứ tự Alphabet (Nếu tên trùng nhau thì
xếp thứ tự theo họ lót, nếu họ lót cũng trùng nhau thì xếp thứ tự theo họ). In
ra màn hình danh sách của lớp học sau khi đa sắp xếp theo thứ tự Alphabet.
Gợi ý:
- Dùng mảng xâu ký tự để lưu trữ họ
tên học viên.
- Đảo ngược các từ của họ tên trước
khi sắp xếp.
Bài tập 6.20: Viết
chương trình liệt kê ra màn hình tất cả các hoán vị của một xâu ký tự.
Gợi ý:
Dùng giải thuật quay lui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét