Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

ÔN TẬP HOC KỲ I - K11



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI KIỂM TRA HKI
Môn: Tin Học - Khối 11
I.PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
- Biết khái niệm về ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch.
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
- Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái; cú pháp và ngữ nghĩa;
- Biết các thành phần cơ sở của một ngôn ngữ lập trình bậc cao cụ thể: Bảng chữ cái, tên, tên chuẩn, tên riêng (từ khóa), hằng và biến
Bài 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
- Hiểu CT là sự mô tả của thuật toán bằng một NNLT;
- Biết cấu trúc của một chương trình: cấu trúc chung và các thành phần;
Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, ký tự, logic;
Bài 5: KHAI BÁO BIẾN
- Hiểu cách khai báo biến.
Bài 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN
- Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ;
- Hiểu lệnh gán;
- Biết các lênh vào ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
Bài 7 – CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
Bài 8 – SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH.
- Biết các lênh vào, ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình;
- Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh CT;
- Biết một số công cụ của môi trường Turbo Pascal.
Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biễu diễn thuật toán.
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
- Hiểu câu lệnh ghép.
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
II. BÀI TẬP ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE:
a. not (49.5 + 2 < 5) or (2 > 4 div 2);               b. 2*(3+5) < 18 div 4*4;
c. (100 > 76) and ('B' < 'A');                            d. (49.5 + 2 < 5) and (2 < 4 div 2);
3. Biên dịch là? Hãy chọn phương án đúng:
A  dịch toàn bộ chương trình                 B  Tất cả các phương án        
C  chạy chương trình                             D  Dịch từng lệnh
2. Trong NNLT Pascal, cho đoạn chương trình:
        Begin a := 5; b := 3; a := b;  b := a; Writeln(b, a); End.
Trên màn hình sẽ có kết quả là:          A. 3 và 3               B. 5 và 3                C. 5 và 5                D. 3 và 5
4. Cho đoạn chương trình sau: x := 10; y := 20; writeln('x + y'); kết quả ra màn hình sẽ là gì?
a. x + y b. 20          c. 10                   d. 30
5. Cách khai báo biến nào đúng trong các cách khai báo sau:
A. Var x, i: boolean;     B. Var <x,y>: Real;      C. Var x ; i: char;          D. Var : x, i: integer;
6. Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 1.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?
A. Var  X: byte; Y: real;            B. Var  X,  Y: boolean;
C. Var  X: real;  Y: byte;           D. Var  X,  Y: byte;
7. Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh a với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 10 đến 100, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
A. var S: word; B. var S: real;        C. var S: longint;        D. var S: integer;
8. Cho khai báo biến:
Var  m, n : integer;  x, y: real;
Phép gán nào sao đây là sai?
a. n := 3.5;        b. m := - 4;       c. y := 10.5;      d. x := 6;
9. Trường hợp nào dưới đây không phải là tên biến trong Pascal?
a. 2x;    b. Giai_Ptrinh_Bac_2;              c. Ngaysinh;     d. _Noisinh;
10. Cho câu lệnh gán M:=12; N:=21; A:=(M mod 3=0) and (N div 5=1); Hỏi A có giá trị thuộc kiểu dữ liệu gì và giá trị nhận được?
  A  Kiểu logic và giá trị là False            B  Kiểu số và có giá trị là 1
C  Kiểu logic và giá trị là True                D.  Kiểu số và có giá trị là 0      
11. Trường hợp nào sau đây không phải là lệnh gán trong Pascal ?
a. a + b := 1000 ;         b. a := 10 ;       c. cd := 50 ;      d. a := a*2 ;
12. Hãy chọn phương án ghép đúng. Biểu thức: 25 div 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là:
a. 15.5;                        b. 8.0;              c. 15.0;                        d. 8.5;
13. Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X . Phép gán nào sau đây là đúng
A. X := 10;       B. X = 10;        C. X =: 10;       D. X :   = 10;
14. Để nhập giá trị cho hai biến a và b từ bàn phím ta dùng lệnh:
A. readln(a,b);              B. real(a,b);      C. write(a,b);    D. read('a,b');
15. Xét biểu thức sau : (x2 +2x >100) and (x <=10). Biểu thức cho kết quả True khi x bằng
A. 10   B. 11    C. 9     D. 8
16. Trong Turbo Pascal, chiều dài tối đa của tên đối tượng là :
A. 127        B. 255                   C. 256        D. 128
17. Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau?
A. Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa B. Phát hiện lỗi cú pháp
C. Tạo được chương trình đích D. Thông báo lỗi cú pháp
18. Câu lệnh Writeln(Ket qua la:); có kết quả là
A. Lỗi cú pháp             B. Ket qua la                C. Ket qua la:               D. (Ket qua la:)
19. Không thực hiện chương trình, hãy đoán kết quả thực hiện chương trình Pascal sau:
Var x, y: byte;
Begin x := 14; y := 25; x := x + y; y := x - y; x := x - y; writeln(x,’ ’,y); readln; End.
A. 25 14          B. 39 14           C. 14 25          D. 14 39
20. Lệnh nào sau đây in ra màn hình số lớn hơn trong 2 số A, B
D. If A > B then write(A) else write(B);            B. If A < B then writeln(A) else writeln(B);       
C. If A > B then write(B) else write(A);.           D. If A > B then Readln(A) else Readln(B);                 
21. Cho đoạn chương trình sau:
Var a,b: integer; BEGIN a := 1; b := 2; b := b + a; a := a + b; writeln(a); readln; END.
Kết quả chương trình trên là: A. 5                     B. 3                  C. 4                 D. 1
22. Cho biết kết quả của chương trình sau?
Var a,b: integer;
begin
a := 10;  b := - 10;
if a <= b then write(-1) else write (1);
end.
A. 1                             B. -1                            C. -10                          D. 10
23. Cho đoạn chương trình :
If  (a mod 3 < > 0)  then Begin x := a + b; y  := a – b; end
                                        Else begin x := a; y := b; end;
write (x:3,y:3);
Cho a = 10; b = 15. Kết quả x và y lần lượt bằng bao nhiêu?
A. 25 v -5        B. 10 v 2          C. 12 v 8          D. Không có kết quả
24. Khẳng định nào trong các khẳng định sau đây là đúng?
A. Một chương trình có thể không cần có phần khai báo        
B. Biến dùng trong chương trình khi dùng không cần khai báo        
C. Bắt buộc phải khai báo tên chương trình       D. Một chương trình có thể không cần có phần thân
25. Trong Turbo Pascal, tên nào sau đây là sai?
A. Tin hoc        B. X1   C. Ho_Ten.      D.  _Baitap
A. Phần thân chương trình nhất thiết phải có      B. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có
C. Phần thân chương trình có thể có hoặc không           D. Phần khai báo có thể có hoặc không
26. Thông dịch là? Chọn phương án đúng:
A  Dịch từng lệnh                       B  Tất cả các phương án        
C  Chạy chương trình                  D  Dịch toàn bộ chương trình
27. Biến X có thể nhận các giá trị từ ‘A’ đến ‘Z’, khai báo nào sau đây là đúng trong Pascal?
A. Var  X : char;           B. Var  x : real; C. Var  x: Byte;            D. Var  x: Integer;         
28. Câu lệnh nào dùng để nhập dữ liệu trong Pascal
A. Readln(danh sách biến);       B. Real(danh sách biến);          
C. Write(danh sách biến);         D. Begin(danh sách biến);
29. Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau
A. Phát hiện lỗi ngữ nghĩa          B. Thông báo lỗi cú pháp         
C. Tạo được chương trình đích             D. Phát hiện lỗi cú pháp           
30. Chương trình sau cho kết quả gì?
Var a, b, m: integer;
Begin
        a:= 5; b:=4;   m:=sqrt(a+b);
        write(‘m=’ , m:6:1);
end.
A. 3.0              B. Báo lỗi                     C. 9.0              D. 5
31. Câu lệnh if nào sau đây đúng:
A. if a= 5 then a= d+1 else a= d+2;      B. if a= 5 then a:= d+1 else a:= d+2.
C. if a= 5 then a:= d+1 else a:= d+2;     D. if a= 5 then a:= d+1; else a:= d+2;
32. Trong NNLT Pascal, chương trình sau có kết quả gì?
If  (5 mod 2=0) then write (‘Sai’)
                                  Else write (‘Dung’);
A. Dung                       B. Sai                           C. ‘Sai’            D. ‘Dung’

1 nhận xét: